Chùa Tây An- Điiểm du lịch An Giang
Muốn xem nhiều bài viết hay hãy vào ngay Blog Tuổi Trẻ IT để xem nhiều bài viết hơn nhé!
Nổi tiếng bậc nhất miền Tây Nam bộ với lối kiến trúc Ấn - Hồi độc đáo, Tây An Tự nằm uy nghiêm dưới chân núi Cấm (An Giang). Không hào nhoáng như kiến trúc của các đình đài, lăng tẩm ở những chốn kinh thành xưa, nhưng chùa Tây An mang đến du khách thập phương những cảm xúc bất ngờ.
Từ thị xã Châu Đốc (An Giang) đi xe về hướng tây chừng 5km sẽ thấy núi Sam hiện ra trước mắt với độ cao khiêm tốn 248m. Nơi đây nổi tiếng với miếu Bà Chúa Xứ thu hút hàng triệu du khách thập phương đến viếng và tham quan hằng năm. Cách đó vài chục mét là ngôi chùa nguy nga với ngôi lầu nóc tròn hình củ hành, màu sắc sặc sỡ nổi bật. Chùa theo phái Đại Thừa, có 11.270 bức tượng Phật bằng gỗ lớn nhỏ. Bạn muốn du lịch về đây có thể tham gia các tour du lịch hay đi du lịch bụi.
Chùa Tây An tỉnh An Giang...
Ngôi giữa là chánh điện thờ Phật, hai bên là lầu chuông và lầu trống tọa lạc trên thềm cao thoáng rộng. Đi qua công viên nhỏ ta gặp ngay tượng người mẹ bồng con miêu tả tích xưa Quan Âm Thị Kính. Trước sân chùa là hai con voi bằng ximăng lớn như voi thật, con trắng sáu ngà, con đen hai ngà.
Với lối kiến trúc đẹp sang trọng...
Trước chùa có ba vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ tượng Phật Quan Âm, hai cửa hai bên có hai biển đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa là sân chùa có một cột phướn cao 16m. Bước lên bậc thềm cao vào chùa, các tượng Phật, Bồ Tát, Thánh Tiên... được sơn son thếp vàng, mỗi người mỗi vẻ, thờ kính trang nghiêm. Ngôi chùa toát lên không khí yên tĩnh, khói hương nghi ngút tạo thành vẻ huyền ảo của chốn thanh tịnh.
Vườn Tháp chùa Tây An...
Đông Lang ở phía phải là chùa Địa Tạng Vương Bồ Tát theo kinh Địa Tạng. Tây Lang là nhà ngói rộng rãi trên nền đất cao, phía trước đặt hai tượng Quan Âm. Ở chánh điện thờ Phật theo dòng Thiền Lâm Tế, ngoài tượng Phật Thích Ca rất lớn ở giữa còn có các tượng Di Đà, Quan Âm, Tam Thế Phật, Đại Thế Chí và các vị Bồ Tát. Hai bên và phía trước là các vị La Hán, Bát Bộ Kim Cang, Tam Hoàng Ngũ Đế...
Phía sau chánh điện thờ các vị sư trụ trì chùa Tây An. Tượng các ngài được tạc bằng gỗ trong dáng uy nghiêm. Tượng hòa thượng Thích Bửu Thọ phía bên phải là người có công lớn trong việc trùng tu ngôi chùa, được tạc như dáng người thật đang ngồi bàn viết, tay cầm gậy trông rất sinh động. Chính giữa là điện thờ Phật thầy Tây An có pho tượng ngài đang ngồi dáng vẻ hiền triết sau làn khói hương nghi ngút.
Chánh diện chùa Tây An...
Bên hông chánh điện là dãy tháp mộ của các vị sư trụ trì chùa Tây An được xây dựng với lối kiến trúc cổ kính, tôn nghiêm. Trong đó đáng chú ý nhất là mộ Phật thầy Tây An. Thầy tên là Đoàn Minh Huyên quê ở Tòng Sơn (Sa Đéc), sinh năm Đinh Mão (1807), mất năm Bính Thìn (1856), là người có tinh thần cải cách tôn giáo.
Lung linh chùa Tây An
Ngay nay, các Phật tử gần xa hay khách thập phương đến đây cúng viếng đều được chiêm ngưỡng vẻ tráng lệ của một ngôi chùa hàng trăm năm tuổi. Người xem sẽ bị choáng ngợp bởi những hoa văn, chi tiết và đường nét của nhiều lối kiến trúc đan xen nhau một cách hợp lý đã mang lại cho nơi đây những chấm phá mới lạ.
THAM GIA TRANH TOP BÌNH LUẬN NGAY!
Một số lưu ý khi bình luận
Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước.
Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.