Làng Đá Non Nước
/ lúc / 0 bình luận
Muốn xem nhiều bài viết hay hãy vào ngay Blog Tuổi Trẻ IT để xem nhiều bài viết hơn nhé!
Ai đến từng đến với Đà Nẵng , chắc hẳn không đặt chân đến một điểm du lịch văn hóa - Làng đá mỹ nghệ Non Nước . Nơi đây các bạn còn được tham quan Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước., Thiên nhiên đã ưu ái cho nơi đây để tạo ra bức tranh hoàn hảo về sông núi hữu tình,.  Không chỉ tham quan, thả mình vào thiên nhiên, vào chốn bình yên ,để tâm hồn mình thanh tịnh, sau những bồn bề lo toan của cuộc sống. mà còn chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật do những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân nơi đây, làm từ những tảng đá trên Ngũ Hành Sơn .


Có bề dày lịch sử lâu dài

Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước,có bề dày lịch sử rất lâu đời, được hình thành từ giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVIII.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước- Ngũ Hành được những người thợ đá đầu tiên từ Thanh Hóa đến địa bàn thôn Khái Đông - Non Nước mở đất, khai thôn, lập ấp sinh sống. Trong quá trình mưu sinh, họ đã lấy đá sẵn có từ núi để đục đẽo thành vật dụng thô sơ phục vụ cho cuộc sống hằng ngày gồm những hòn chì đá dùng để buộc neo tàu thuyền, các loại cối giã gạo, xay bột, tiếp đó là những sản phẩm điêu khắc bia mộ, đặc biệt là những chế tác Rồng, Phượng, Rùa, phục vụ cho trang trí tại các Chùa chiền, Miếu mạo, Lăng tẩm, cung đình. 
Những sản phẩm điêu khắc đá truyền nghề và phát triển qua nhiều đời, dần đi vào đời sống tinh thần, phản ảnh nền văn hoá truyền thống của một vùng dân cư với nghề điêu khắc đa mỹ nghệ, từ đó truyền nghề cho nhau và hình thành nên làng đá ngày nay. Theo phổ ý ở đền thờ “ Thạch Nghệ Tổ Sư” tổ sư của làng nghề đá Non Nước là người khắc bia chùa Phổ Khánh (chùa làng Ái Nghĩa, xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc) năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Trị thứ 3, đời Lê Hy Tông (1678) là một người họ "Huỳnh", quê tại "Quán Khái xã" , xã Quán Khái, đó chính là một làng trong khu vực Non Nước - Ngũ Hành Sơn hiện nay. Vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ ở làng nghề đá Non Nước được thực hiện ở đền thờ “ Thạch Nghệ Tổ Sư”, đây còn là dịp để các nghệ nhân, các thợ điêu khắc, các cơ sở sản xuất và kinh doanh đá của làng nghề có dịp ngồi lại với nhau để tri ân và tưởng nhớ đến bậc tiền bối đã có công khai phá và tạo dựng nên làng nghề truyền thống.

Nơi giao thoa nhiều nền văn hóa

Khi nói đến tượng đá mang đề tài văn hóa tín ngưỡng, thì không thể không nhắc đến nét văn hóa Champa trên vùng đất của Ngũ Hành Sơn. Năm ngọn núi này nằm trong vùng ảnh hưởng văn hóa Thánh địa Mỹ Sơn. Nơi đây mang đậm di tích về văn hóa điêu khắc và kiến trúc văn hóa Champa. Làng đá Non Nước nằm trong vùng giao thoa văn hóa giữa Việt cổ và Champa. Vì vậy dòng tượng theo văn hóa Champa đã tạo nên sức sống phong phú cho làng nghề ở đây. Sau này, nhờ sự giao lưu với thế giới, các du khách nước ngoài tìm đến đây để  khám phá, học hỏi và trao  đổi kinh nghiệm. Từ đó, một dòng tượng mới xuất hiện, tượng nghệ thuật. Từ đó, tượng nghệ thuật được phát triển mạnh mẽ

Thổi hồn Việt vào đá

Tham quan làng đá, bạn không khỏi thán phục trước các tác phẩm nghệ thuật được chế tác từ đá, mỗi tác phẩm đều thể hiện nét tài hoa, tinh tế của các nghệ nhân.sẽ được thấy sự  đa dạng của các loại sản phẩm, từ những pho tượng phật, tượng người, tượng các danh nhân Việt Nam, tượng muôn thú cho đến những sản phẩm trang trí gia dụng như gạt tàn thuốc, ống đựng tăm, cối đá, cối giã tiêu; đồ trang sức như vòng tay, nhẫn, dây đeo cổ...Tất cả đều được chạm trổ hoa văn rất tỉ mỉ và rất tinh xảo.
Bằng nhân chứng thời gian và bàn tay khéo léo của nghệ nhân mà chúng ta có thể có được một nơi tham quan thú vị và bổ ích, một di tích mang nhiều nét hóa của người Việt .

THAM GIA TRANH TOP BÌNH LUẬN NGAY!

Một số lưu ý khi bình luận

Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.