Nhà Máy Thủy Điện Hòa Bình
/ lúc / 0 bình luận
Muốn xem nhiều bài viết hay hãy vào ngay Blog Tuổi Trẻ IT để xem nhiều bài viết hơn nhé!
Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành.
Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 245.000 kilowatt. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kilowatt giờ (KWh).

Quá trình xây dựng

Ngày 6 tháng 11 năm 1979 khởi công xây dựng tại đây 20.8103928,105.3237048
Ngày 12 tháng 01 năm 1983: Ngăn sông Đà đợt 1
Ngày 09 tháng 01 năm 1986: Ngăn sông Đà đợt 2
Ngày 30 tháng 12 năm 1988: Tổ máy số 1 hòa lưới điện quốc gia.
Ngày 04 tháng 04 năm 1994: Tổ máy số 8 hòa lưới điện quốc gia.
Ngày 20 tháng 12 năm 1994, sau 15 năm xây dựng công trình, trong đó có 9 năm vừa quản lý vận hành vừa giám sát thi công các tổ máy, Nhà máy thủy điện Hoà Bình đã được khánh thành.
Ngày 19/10/2007, Ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị EVN đã ký Quyết định số 845/QĐ-EVN-HĐQT về việc phê duyệt Quyết toán vốn đầu tư công trình Nhà máy Thủy điện Hoà Bình với giá trị là: 1.904.783.458.926 đồng.

Nhiệm vụ

  • Chống lũ:
Sông Đà là một trong ba phụ lưu chính của hệ thống sông Hồng chiếm 55%lượng nước. Công trình thủy điện Hòa Bình góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội.
  • Phát điện:
Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chủ lực của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Năm 1994, cùng với việc khánh thành nhà máy và tiến hành xây dựng đường dây 500KV Bắc - Nam từ Hòa Bình tới trạm Phú Lâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hình thành một mạng lưới điện quốc gia. Công trình này góp phần đắc lực trong việc cung cấp nguồn điện cho miền nam và miền trung Việt Nam.
  • Tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp:
Đập thủy điện Hòa Bình quan trọng vào việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ỏ vùng hạ lưu trong đó có đồng bằng sông Hồng, nhất là trong mùa khô. Điều tiết mực nước sông đồng thời đẩy nước mặn ra xa các cửa sông.
  • Giao thông thủy:
Cải thiện việc đi lại bằng đường thủy ở cả thượng lưu và hạ lưu. Năm 2004 công trình tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được vận chuyển chủ yếu bằng con đường này.

Tặng thưởng

  • Danh hiệu anh hùng thời kỳ đổi mới (tháng 6 năm 1998)
  • Huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba.
  • 24 Huân chương lao động hạng nhì, ba cho các đơn vị trực thuộc và cá nhân
  • 05 cờ luân lưu của Chính phủ
  • 02 cờ luân lưu của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
  • 02 cúp bạc chất lượng Việt Nam
  • Nhiều cờ, bằng khen của các Bộ, các cấp, các ngành và tỉnh Hoà Bình.

Mất mát

Trong quá trình xây dựng thủy điện Hòa Bình,168 người đã hy sinh,trong đó có 11 công dân Liên Xô.Bia tưởng niệm những người đã hy sinh vẫn còn ở đây.

Thư gửi thế hệ năm 2100

Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: "Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau. Thư được mở vào ngày 1-1-2100". "Kho lưu trữ" lá thư thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông. Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể. Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.

Giải mã Bức thư thế kỷ 2100

Tại sân Nhà truyền thống Thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông hình thang, trên đó có tấm biển thép khắc chìm dòng chữ: “Nơi lưu giữ bức thư của những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau.

Thư được mở vào ngày 1-1-2100”. Cho đến hôm nay, xung quanh chuyện lá thư này có rất nhiều huyền thoại.
Tại sao lại có lá thư này? Ai viết? Những ai tham gia chuyển lá thư vào khối bêtông? Tại sao đến năm 2100 mới được mở? Và lá thư đó viết điều gì?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc biết một phần bí mật đó.
Thứ hai, ngày 31-1-1983, trên trang nhất báo Nhân Dân trang trọng đưa tin “Hoạt động của đoàn đại biểu Thanh niên Cộng sản Liên Xô”, trong đó có đoạn: “Tại công trường thanh niên Cộng sản, đông đảo cán bộ, công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã tổ chức mít tinh nồng nhiệt chào đón các đại biểu đến thăm công trường. Trong thông khí dạt dào tình hữu nghị anh em, đồng chí Vũ Mão và đồng chí V.M.Misin long trọng chuyển bức thư “Gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau vào kho lưu trữ...”.
Sự kiện này diễn ra sau lễ ngăn sông Đà đợt I và khởi công xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình 18 ngày.
Tất cả thông tin về “lá thư gửi mai sau” chỉ có vậy, và cái “kho lưu trữ” đó thực chất chỉ là một khối bê tông hình thang có cạnh đáy 2 mét, chiều cao 1,8 mét, cạnh trên 0,8 mét, nặng gần 10 tấn.
Hồi ấy, chúng tôi ở trên công trường thủy điện Hòa Bình và cũng được nghe lõm bõm về lá thư đó, và cũng chỉ được nghe giải thích là đến năm 2100, nhà máy hết hạn sử dụng phải phá đi thì lúc có mới được mở lá thư ra xem.
Vừa rồi nhân đi với ông Ngô Xuân Lộc, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ là năm 1982 là tổng giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, tôi có hỏi ông về chuyện này... Rồi tiếp theo, tôi lại được gặp ông Đỗ Xuân Duy, nguyên thư ký của ông Phan Ngọc Tường là tổng giám đốc tiền nhiệm của ông Lộc. Ông Duy là người được chứng kiến việc chuẩn bị lá thư cũng như tham gia dịch lá thư đó từ tiếng Nga sang tiếng Việt, đồng thời là người có mặt tại buổi lễ chuyển lá thư có vào “kho lưu trữ”.
Câu chuyện về lá thư được tái hiện như sau.
Khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bôgôchencô - Tổng chuyên viên, Trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô, có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên thế giới, khi xây dựng những công trình lớn hoặc hạ thủy một con tàu, người ta thường hay có những nghi lễ. Với hạ thủy tàu thì đập chai rượu sâm banh, còn những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào chai thủy tinh chôn vào lòng đập và gọi là “lá thư gửi hậu thế”. Thấy đây là ý tưởng cũng hay và mang màu... huyền thoại nên lãnh đạo tổng công ty đã báo cáo lên đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Sau khi được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười đồng ý, lãnh đạo tổng công ty mời một số nhà văn, nhà báo, nhà trí thức tham gia viết thư. Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng khuyên là vì Việt Nam chưa có tục lệ này, cho nên không được “chôn” vào lòng đập mà nên đặt ở chỗ vào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo tổng công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.
Về tên gọi của lá thư, nếu theo tiếng Nga dịch sang tiếng Việt thì có nghĩa là “Thư gửi hậu thế”: hoặc “Thông điệp gửi đời sau”. Tuy nhiên, cái “tít” này xem ra có vẻ “cổ”, cho nên sau nhiều hồi bàn tính, lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Hòa Bình quyết định đặt tên là “Thư gửi thế hệ trẻ Việt Nam mai sau”. Nhưng rất nhiều người không thích cái tít của lá thư bởi nghe nó khô khan, cứng nhắc. Vì thế, với người của Tổng Công ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà, cái tên “thư gửi người đời sau” thường được nhắc đến nhiều hơn và quả thật nghe cũng thấy có điều gì đó buồn man mác của người... biết thế nào cũng phải... đi xa!
Số lượng người tham gia viết khá nhiều trong đó có cả Bí thư Đảng ủy Đoàn chuyên gia Liên Xô, đồng chí Zasepilin. Để chọn lựa những lá thư hay nhất, Đảng ủy tổng công ty cử hẳn ra một nhóm nhưng “rất bí mật”.
Ông Đỗ Xuân Duy kể lại rằng: Lá thư hiện nay để trong khối bê tông là một công trình tập thể bởi đã được chọn lựa từ ý hay, lời đẹp của nhiều lá thư. Nhưng chắc chắn là có đoạn văn của hai người, đó là nhà báo Thép Mới và Zasepilin. Nhà báo Thép Mới khi đó đang công tác ở trong Nam và ông chưa một lần lên công trường xây dựng. Nhưng cảm xúc trước sự kiện chúng ta quyết tâm trị thủy sông Đà, ông đã viết lá thư. Và theo ông Ngô Xuân Lộc thì khi lá thư đã được chuẩn bị xong, lãnh đạo tổng công ty giao cho nhà báo Thép Mới chỉnh lý lần cuối. Vì là người đã tham gia dịch lá thư đó từ tiếng Việt ra tiếng Nga, hơn nữa, lời văn trong lá thư lại rất nuột nà, mang “nét” như giọng văn của bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới, cho nên ông Duy đã thuộc lòng, thậm chí từng dấu phẩy, dấu chấm. Tuy nhiên, ông tôn trọng cái sự bí mật “gửi thế hệ mai sau” cho nên chỉ đọc cho tôi một vài đoạn ngắn.
Đoạn mở đầu là của nhà báo Thép Mới: “Hôm nay trước núi Tản, sông Đà, những Sơn Tinh của thời đại mới - những người xây dựng Thủy điện Hòa Bình Việt Nam và Liên Xô xin gửi đến các thế hệ trẻ Việt Nam mai sau những dòng tâm huyết....
Rồi tiếp theo, lá thư nói về những khó khăn: “Thế hệ chúng tôi cơn chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, nhưng chúng tôi vẫn chắt chịu của cải và sức lực quyết tâm xây dựng thành công thủy điện Hòa Bình - công trình lớn nhất Đông Nam Á, biểu tượng tốt đẹp - của tình hữu nghị Việt - Xô cho đời đời con cháu mai sau". Ông Duy chỉ “”tiết lộ” cho tôi có như vậy.
Thật ra, tôi cũng có một bản dự thảo lá thư này. Bản dự thảo đó ghi rõ ngày 12-1-1983 tức ngày 29-11 năm Nhâm Tuất.
Bản dự thảo có những đoạn rất xúc động. “Hỡi thế hệ mai sau! Chúng tôi đã đem hết sức mình để chinh phục dòng sông Đà. Truyền thống cần cù, dũng cảm của cha ông đã được duy trì và phát huy. Tại nơi đây, nhiều gương lao động sáng tạo đã xuất hiện con người mới xã hội chủ nghĩa đang vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên. Thời gian sẽ trôi đi, nhưng những thành tựu của chúng tôi chắc chắn sẽ đóng góp cho sự phồn vinh và hùng cường của Tổ quốc.
Trong bản dự thảo này, có một đoạn do đồng chí Zasepilin viết được lựa chọn: “Hòa Bình - tên gọi công trình chúng tôi là biểu tượng tốt đẹp nhất, là nguyện vọng tha thiết nhất trên Trái đất này. Hãy giữ cho bầu trời trên đất nước Việt Nam và Liên Xô, trên những lục địa và đại dương mãi mãi Hòa Bình”.
Còn đoạn kết lá thư được viết như sau: "Tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô đời đời bền vững. Chủ nghĩa Cộng sản nhất định thắng”.
Chắc chắn rằng từ bản dự thảo đến bản chính còn có nhiều thay đổi về văn phong, câu chữ. Tuy nhiên, theo một số người biết lá thư thì những ý chính cơ bản như vậy.
Sau khi lá thư được hoàn chỉnh về nội dung, một cán bộ viết chữ đẹp được giao nhiệm vụ chép hai bản đó với tiếng Việt và tiếng Nga bằng mực Tàu.
Nghi lễ đặt lá thư cũng được tiến hành rất cầu kỳ theo đề nghị của đoàn chuyên gia Liên Xô, trong đó khó khăn nhất là việc lựa chọn... bốn người để bắt 4 con vít gắn tấm biển với khối bê tông.
Bốn người được lựa chọn theo tiêu chuẩn như sau:
Phải có già, có trẻ.
Phải có nam, có nữ.
Phải có Việt Nam và Liên Xô.
Và phải có người... trên trời và người... dưới đất.
Phải có già có trẻ thì không khó. Hai người được chọn là đồng chí Vũ Mão, khi đó là Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn và đồng chí V.M.Misien, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô.
Có nam, có nữ thì hơi khó hơn. Có nam thì dễ, nhưng nữ thì chọn ai? Chị Lê Thị Ngừng, công nhân lái máy xúc EKG, sau này là Anh hùng Lao động được đề cử. Một nữ kỳ thủ vô địch thế giới môn cờ vua người Gruzia ở trong đoàn đại biểu thanh niên Liên Xô cũng được giới thiệu.
Nhưng còn... người trên giời và người dưới đất thì ai đây?
Người dưới đất thì là tổng giám đốc Ngô Xuân Lộc, hoàn toàn xứng đáng.
Nhưng còn người trên giời? Nghĩ mãi, cuối cùng, mọi người chọn nữ phi công vũ trụ thứ hai của Liên Xô là chị Xavitxkaia.
8 giờ 30 phút ngày 30-1-1983, tại sân nhà Điều độ Trung tâm, một buổi lễ long trọng được tổ chức với sự tham gia của 250 đại biểu thanh niên Liên Xô, 350 đại biểu thanh niên Việt Nam và hàng ngàn cán bộ, công nhân cùng hàng trăm chuyên gia Liên Xô.
Đồng chí Ngô Xuân Lộc đọc lá thư bằng tiếng Việt, đồng chí Zasepilin đọc bằng tiếng Nga.
Sau đó, hai lá thư được cho vào một thỏi đồng khoan rỗng và có nắp đậy rồi bỏ vào lòng khối bê tông.
Tiếp theo, các đồng chí Vũ Mão, Misien; Ngô Xuân Lộc và Xavitxkaia, mỗi người một chiếc tuốcnơvít bắt vít tấm biển thép vào khối bê tông.
Buổi lễ đã diễn ra trong sự trang nghiêm, xúc động và thiêng liêng. Nhưng mấy ngày sau, chả hiểu kẻ nào đã lấy đi một vít. Thế là người ta cho hàn chặt lại.
Vậy tại sao lại phải đến năm 2100 mới được mở?
Về việc này, có hai ý kiến giải thích.
Thứ nhất, đã là thư gửi « thế hệ mai sau” thì có nghĩa là lúc đó, những người sinh ra vào lúc thủy điện Hòa Bình khởi công, có lẽ không còn mấy người, và những công nhân, kỹ sư... tham gia xây dựng nhà máy cũng đã thành người “thiên cổ”.
Thứ hai, vào năm 2100, lớp bùn dưới lòng hồ đã dày thêm khoảng 56 mét, như vậy là không thể phát điện được nữa. Cần phải cho nhà máy nghỉ ngơi để nạo vét lòng hồ, hoặc phá bỏ nhà máy... Mà để làm được công việc đó thì phải mất hàng năm trời. Và lúc đó mới mở lá thư cho “thế hệ mai sau” biết ngày xưa, lớp cha ông đã lao động như thế nào.
Chúng ta hãy chúc cho nhau sống đến năm... 2100 để được xem lá thư đó.

THAM GIA TRANH TOP BÌNH LUẬN NGAY!

Một số lưu ý khi bình luận

Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.