Điểm du lịch Bình Thuận lễ 30-4: Thành Phố Phan Thiết
/ lúc / 0 bình luận
Muốn xem nhiều bài viết hay hãy vào ngay Blog Tuổi Trẻ IT để xem nhiều bài viết hơn nhé!
Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. Phan Thiết nằm trên quốc lộ 1A (chiều dài quốc lộ 1A đi qua là 7 km), trung tâm hành chính Thành phố Phan Thiết cách trung tâm hành chính Thành phố Hồ Chí Minh 183 km về hướng đông bắc. Phan Thiết là đô thị Duyên Hải Cực Nam Trung Bộ, thuộc khu vực Nam Trung Bộ, tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển đến năm 2025, nó sẽ là đô thị cấp vùng Đông Nam Bộ[1]. Diện tích tự nhiên là 206,45 km², bờ biển trải dài 57,40 km.

Địa lý

Vị trí

Thành phố Phan Thiết hình cánh cung trải dài từ: 10°42'10" đến 11° vĩ độ bắc.
  • Phía đông giáp biển Đông.
  • Phía tây giáp huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
  • Phía nam giáp biển Đông và huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận.
  • Phía bắc giáp huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình - tỉnh Bình Thuận.
Giữa trung tâm thành phố có sông Cà Ty chảy ngang, chia Phan Thiết thành 2 ngạn:
  • Phía nam sông: khu thương mại, điển hình là Chợ Phan Thiết.
  • Phía bắc sông: gồm các cơ quan hành chính và quân sự trung tâm mới của Phan Thiết đang được xây dựng tại khu vực phường Phú Thủy và Xuân An trên một diện tích 300ha gồm các tòa cao ốc hành chính mới, liên hợp trung tâm thương mại, nhà thi đấu mới Tỉnh Bình Thuận, khu dân cư mới sức chứa 50,000 người cùng nhiều công viên, các khu dịch vụ và trường học.

Mở rộng hành chính thành phố

  • Sau khi được chính phủ công nhận đô thị loại 2 cuối năm 2009. Thành phố Phan Thiết tiếp tục quy hoạch, định hướng phát triển không gian đô thị theo 6 hướng. Hướng tây phát triển theo QL1A tiếp giáp với khu đô thị Ngã Hai và khu công nghiệp Hàm Kiệm; hướng đông bắc phát triển ra trung tâm xã Hàm Thắng và thị trấn Phú Long; hướng bắc phát triển theo QL28; hướng tây bắc phát triển theo tỉnh lộ 718; hướng đông phát triển theo tỉnh lộ 706B, tỉnh lộ 716 và khu vực Hàm Tiến - Mũi Né; hướng tây nam phát triển theo tỉnh lộ 719 hình thành khu đô thị du lịch Tiến Thành. Cơ bản đến năm 2015, sát nhập một số đơn vị hành chính của huyệnHàm Thuận Bắc và huyện Hàm Thuận Nam vào thành phố, dân số đạt trên 312.000 người. Diện tích tự nhiên tăng lên 276,260 km² (tăng 69,8  km² so với hiện nay), phấn đấu trở thành đô thị loại 1.
  • Đến năm 2025, Phan Thiết trở thành cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Tây nguyên và Nam Trung bộ với quy mô dân số nội thành Phan Thiết đạt trên 350.000 người.

Địa hình

Phan Thiết có địa hình tương đối bằng phẳng, có cồn cát, bãi cát ven biển, đồi cát thấp, đồng bằng hẹp ven sông. Có 3 dạng chính:
  • Vùng đồng bằng ven sông Cà Ty.
  • Vùng cồn cát, bãi cát ven biển. Có địa hình tương đối cao.
  • Vùng đất mặn: ở Thanh Hải, Phú Thủy, Phú Trinh và Phong Nẫm.

Khí tượng-Thủy văn

Thành phố Phan Thiết nằm trong vùng khô hạn, khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiều gió, nhiều nắng, ít bão, không có sương muối, có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 °C đến 27 °C. Tháng 1, tháng 2 và tháng 12 (nhiệt độ trung bình 25,5 °C) mát hơn so với các tháng khác trong năm. Tháng 4 và tháng 5 là những tháng nóng nhất ở Phan Thiết, nhiệt độ có khi lên đến 29 °C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm từ 78 đến 80,7%.
Nhiệt độ trung bình/thángMộtHaiBaNămSáuBảyTámChínMườiM.mộtM.hai
Cao nhất (°C)293031323332313131313130
Thấp nhất (°C)222224262626252525252424
Nguồn: msn weather
Phan Thiết có số giờ nắng mỗi năm từ 2500 đến trên 3000 giờ. Lưu lượng mưa hàng năm dao động từ 890,6 mm đến trên 1335 mm.
Năm199619971998199920002001200220032004
Ttb(°C)26,826,927,726,926,927,127,126,926,9
Atb(%)8179,579,2818180798079
Mtb(mm)1.418,8841,41.176,71.7681.5451.0591.1161.134930
tgn(giờ)2.540,02.871,72.651,02.5692.5562.5622.9032.7343.048
  • Ttb - Nhiệt độ trung bình (°C)
  • tgn - Tổng số giờ nắng (giờ)
  • Atb - Độ ẩm tương đối trung bình (%)
  • Mtb - Lưu lượng mưa trung bình (mm)
Các sông sau chảy qua thành phố:
  1. Sông Cà Ty: 7,2 km
  2. Sông Cát (Suối Cát): 3,3 km
  3. Sông Cái: 1,1 km
  4. Sông Cầu Ké: 5,4 km

Lịch sử

Nguồn gốc tên gọi

Có một số giả thiết về tên gọi của Phan Thiết và phần lớn đều chấp nhận rằng, "Phan Thiết" không phải là một cái tên thuần Việt:
  • Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là "Hamu Lithít" - "Hamu" là xóm ruộng bằng, "Lithít" là ở gần biển. Khi bắt đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối "Lithit" lại được gắn liền với âm "Phan" tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí mà thành ra Phan Tiết (tên gọi ngày xưa) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên là Phan Thiết.
  • Người Việt đã phiên âm lại cách gọi tên của người Chăm trước đó: Mang-lang (Phan Rang), Mang-lý (Phan Rí), Mang-thít (Phan Thiết). Ba địa danh này được gọi chung là "Tam Phan".
  • Po Thit (hoàng tử em của công chúa Po Sah Inư, con của vua Chăm Par Ra Chanh, tức Trà Chanh) đóng đồn trấn ngữ vùng đất này vào thế kỷ XIV được người Việt đọc trại ra mà thành Phan Thiết.
Ngày nay, yếu tố "Phan" còn xuất hiện nhiều trong các địa danh ở tỉnh Bình Thuận như: Sông Phan, Phan Rí Cửa, Phan Rí Thành, Phan Lâm, Phan Sơn...

Hình thành

  • Vùng đất này khi xưa thuộc vương quốc Chămpa, sau này sáp nhập vào Đại Việt. Hành chính được xác lập cùng thời gian hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay, nhưng khi ấy nó chưa được xác định địa giới và cấp hành chính gì.
  • Năm 1697, Bình Thuận lần lượt được đổi từ một trấn lên thành phủ, rồi lên thành dinh, thì Phan Thiết chính thức được công nhận là một đạo (cùng một lượt với các đạo Phan Rang, Phố Hài, Ma Ly vùng Tam Tân). Tuy nhiên, đạo Phan Thiết lập ra nhưng chẳng có văn bản nào chỉ rõ phạm vi lãnh thổ.
  • Từ năm 1773 đến năm 1801, nơi đây thường diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng quân nhà Nguyễn và quân nhà Tây Sơn.
  • Năm 1825, thời Minh Mạng, khi Bình Thuận chính thức trở thành tỉnh, đạo Phan Thiết bị cắt một phần đất nhập vào một huyện thuộc Hàm Thuận (năm 1854, thờiTự Đức, huyện này được đặt tên là huyện Tuy Lý).
  • 1835, tuần vũ Dương Văn Phong thỉnh cầu vua Minh Mạng chuyển tỉnh lỵ của Bình Thuận ở gần Phan Rí (huyện Hoà Đa) lập từ thời Gia Long về đóng ở vùng Phú Tài - Đại Nẫm, huyện Hàm Thuận nhưng vua chưa đồng ý.
  • Năm 1836 (năm Minh Mạng thứ 17), Thị Lang Bộ Hộ là Đào Tri Phủ được cử làm việc đo đạc, lập địa bạ trong số trên 307 xã, thôn thuộc hai phủ, bốn huyện và mười lăm tổng của tỉnh Bình Thuận để chuẩn định và tiến hành đánh thuế. Đo đạc xong ước định vùng Phan Thiết (thuộc tổng Đức Thắng) có chín địa danh trực thuộc. Bên hữu ngạn sông (sông Cà Ty ngày nay) là các xã Đức Thắng, Nhuận Đức, Lạc Đạo và các thôn Thành Đức, Tú Long. Bên tả ngạn là xã Trinh Tường và các thôn Long Khê, Long Bình, Minh Long.
  • Qua nhiều lần thay đổi các đơn vị hành chính, một số thôn nhỏ sáp nhập thành làng lớn, một số địa danh cũ biến mất như Minh Long, Long Bình (thuộc phường Bình Hưng ngày nay), Long Khê (thuộc phường Phú Trinh ngày nay). Một số thôn, xã khác của tổng Đức Thắng như Phú Tài, Phú Hội, Xuân Phong, Đại Nẫm được xem là ngoại vi của Phan Thiết. Một số địa danh thuộc khu vực Phố Hài (phường Phú Hài ngày nay) như Tân Phú, An Hải, An Hoà, Tú Lâm, Sơn Thủy, Thiện Chính, Ngọc Lâm... thuộc về tổng Hoa An (sau đổi lại là tổng Lại An) của huyện Tuy Định. Một số thôn, xã dọc bờ biển như Khánh Thiện, Thạch Long, Long Sơn (thuộc khu vực Rạng - Mũi Né ngày nay) thuộc tổng Vĩnh An của huyện Hòa Đa.
  • Gần cuối thế kỷ 19, Phan Thiết vẫn chưa được công nhận chính thức là một đơn vị hành chính (cấp dưới) trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
  • Năm 1898 (năm Thành Thái thứ muời), tỉnh lỵ Bình Thuận được dời về đặt tại làng Phú Tài ở ngoại vi Phan Thiết. Ngày 20 tháng 10 cùng năm, vua Thành Thái ra đạo dụ xác lập thị xã (centre urban) Phan Thiết, tỉnh lỵ của Bình Thuận (cùng ngày thành lập các thị xãHuế, Hội An, Quy Nhơn, Thanh Hoá, Vinh).
  • Năm 1905, thị xã Phan Thiết cũng vẫn chưa xác định rõ ranh giới. Tòa sứ Bình Thuận (bộ máy thống trị của Pháp) do một công sứ (résident) đứng đầu đặt thường trực tại Phan Thiết.
  • Ngày 4 tháng 11 năm 1910, viên toàn quyền Đông Dương A.Klobukowski ra quyết định về Phan Thiết. Lúc này Phan Thiết chính thức bao gồm 16 làng xã. Bên hữu ngạn sông: Đức Thắng, Thành Đức, Nhuận Đức, Nam Nghĩa, Lạc Đạo, Tú Long; bên tả ngạn sông: Long Khê, Phú Trinh, Trinh Tường, Đảng Bình, Quảng Bình, Thiện Mỹ, Thiện Chánh, Xuân Hoà, An Hải, Sơn Thuỷ (năm làng sau trước đây là thuộc khu vực Phố Hài). Có thêm địa danh mới như Nam Nghĩa, Quảng Bình (dân Quảng Nam, Quảng Nghĩa, Quảng Bình di cư vào Phan Thiết).
  • Ngày 6 tháng 1 năm 1918, Khâm Sứ Trung Kỳ Charles quyết định Phú Hài (tên gọi mới của Phố Hài) tách ra khỏi Phan Thiết để nhập về lại tổng Lại An của huyện Hàm Thuận. Pháp bắt đầu thiết lập bộ máy chính quyền ở Phan Thiết. Thị xã Phan Thiết liên tục làm tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận từ đó.

Phát triển

  • Sau khi Việt Nam thống nhất (1975), thị xã Phan Thiết được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải, gồm 9 phường: Bình Hưng, Đức Long, Đức Nghĩa, Đức Thắng, Hưng Long, Lạc Long, Phú Thủy, Phú Trinh, Thanh Hải.
  • Ngày 15 tháng 12 năm 1977, chuyển xã Phú Hài thuộc huyện Hàm Thuận về thị xã Phan Thiết quản lý.[2]
  • Ngày 13 tháng 3 năm 1979, thành lập 2 xã Tiến Lợi và Phong Nẫm.[3]
  • Ngày 30 tháng 12 năm 1982, sau khi chia huyện Hàm Thuận thành 2 huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, chuyển xã Hàm Tiến và thị trấn Mũi Né (nay trở thành phường Mũi Né) thuộc huyện Hàm Thuận cũ về thị xã Phan Thiết quản lý.[4]
  • Ngày 28 tháng 11 năm 1983, thành lập xã Tiến Thành.[5]
  • Sau khi chia tách tỉnh Thuận Hải đầu năm 1992, thị xã Phan Thiết trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Bình Thuận ngày nay.
  • Ngày 25 tháng 8 năm 1999, chính phủ Việt Nam quyết định nâng cấp thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết trực thuộc tỉnh Bình Thuận.[6]
  • Ngày 22 tháng 11 năm 2001, chia xã Phong Nẫm thành xã Phong Nẫm và 2 phường: Phú Tài, Xuân An; chia xã Hàm Tiến thành phường Hàm Tiến và xã Thiện Nghiệp và chuyển xã Phú Hài thành phường Phú Hài.[7]
  • Ngày 24 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 890/QĐ-TTg công nhận thành phố Phan Thiết là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Bình Thuận.[8]
Tuy là một thành phố trẻ nhưng theo các nhà nghiên cứu thì "phố cổ" Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.

Dân cư

Dân cư Phan Thiết chủ yếu là người Việt, có một bộ phận người gốc Hoa sinh sống trong trung tâm thành phố, tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa và Lạc Đạo. Dân số của Phan Thiết theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2004 là 216.578 người. Mật độ dân số là 1.051 người/km² toàn thành phố, đặc biệt khu vực trung tâm, như Đức Nghĩa, Đức Thắng, Lạc Đạo,Hưng Long, Bình Hưng mật độ dân số trên 30.000 người/ km². Nếu tính cả cư dân vãng lai đang tạm trú làm ăn sinh sống và học tập tại Phan Thiết thì đông hơn, vào khoảng trên 250.000 dân.

Các đơn vị hành chính trực thuộc

Sau khi được chính phủ công nhận là thành phố vào năm 1999, Phan Thiết được chia thành 18 đơn vị hành chính gồm 14 phường và 4 xã:
Phan Thiết
Số thứ tựMã sốTên đơn vị hành chínhKhu vựcVùng địa lý
122915Phường Mũi NéNgoại thànhTrung du
222918Phường Hàm TiếnNội thànhTrung du
322921Phường Phú HàiNội thànhTrung du
422924Phường Phú ThủyNội thànhĐồng bằng
522927Phường Phú TàiNội thànhTrung du
622930Phường Phú TrinhNội thànhĐồng bằng
722933Phường Xuân AnNội thànhTrung du
822936Phường Thanh HảiNội thànhĐồng bằng
922939Phường Bình HưngNội thànhĐồng bằng
1022942Phường Đức NghĩaTrung tâmĐồng bằng
1122945Phường Lạc ĐạoTrung tâmĐồng bằng
1222948Phường Đức ThắngNội thànhĐồng bằng
1322951Phường Hưng LongNội thànhĐồng bằng
1422954Phường Đức LongNội thànhĐồng bằng
1522960Xã Phong NẫmNgoại thànhĐồng bằng
1622963Xã Tiến LợiNgoại thànhTrung du
1722957Xã Thiện NghiệpNgoại thànhTrung du
1822966Xã Tiến ThànhNgoại thànhTrung du

Kinh tế

Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, về mặt dân số cũng như kinh tế, Phan Thiết đã là một đô thị lớn của vùng duyên hảiTrung kỳ. Phố Hài, Mũi Né là những cửa biển sầm uất với ghe thuyền từ Trung Kỳ, Nam Kỳ đến chở nước mắm, cá khô, dầu rái, trầm hương... vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng buôn bán. Thậm chí có cả tàu thuyền Trung Quốc từ Quảng Đông, Hải Nam - qua đường biển từ Hội An - đến giao thương.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, nền kinh tế thành phố Phan Thiết tăng trưởng với nhịp độ khá (tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 14.04%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ du lịch, ngư, nông lâm nghiệp, tiềm năng kinh tế từng bước khai thác có hiệu quả, các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Tài nguyên-Khoáng sản

Phan Thiết với 57,4 km bờ biển có nhiều tiềm năng để phát triển nghề làm muối, du lịch. Tài nguyên sinh vật biển rất phong phú và đa dạng có khả năng khai thác 60 nghìn tấn/năm; ngoài ra còn có nguồn lợi thủy sản có giá trị hàng năm có thể khai thác 600-700 tấn tôm các loại, 3.200 - 3.500 tấn mực, 10.000-12.000 tấn sò điệp, sò lông và các loại hải sản khác.
Phan Thiết có 260 hécta mặt nước có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối, trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 140 ha.
Ven biển Phan Thiết có các bãi biển bờ thoải, cát trắng mịn, môi trường trong sạch, bãi tắm tốt như Đồi Dương - Vĩnh Thủy, Rạng, Mũi Né... cùng với các phong cảnh đẹp: tháp Po Sah Inư, Lầu Ông Hoàng, Suối Tiên (Hàm Tiến), rừng dừa Rạng - Mũi Né, Tiến Thành và khu di tích Dục Thanh có điều kiện thu hút khách du lịch.
Với diện tích 19.180 ha, Phan Thiết có 4 loại đất chính:
  • Cồn cát và đất cát biển, diện tích 15.300 ha (79,7% diện tích tự nhiên). Cồn cát trắng 990 ha; cồn cát xám vàng 1450 ha; đất cồn cát đỏ 8.920 ha; đất cát biển 3940 ha. Trên loại đất này có thể khai thác để trồng dưa, đậu, điều, dừa.
  • Đất phù sa, diện tích 2.840 ha (14,8% diện tích tự nhiên). Gồm đất phù sa được bồi 1.140 ha; đất phù sa không được bồi 1.400 ha; đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng 300 ha. Hầu hết diện tích đất này đã được khai thác trồng lúa nước, hoa màu, cây ăn quả...
  • Đất vàng trên đá Mácmaxít-granít, diện tích 540 ha (2,82% diện tích tự nhiên). Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, diện tích 350 ha (1,82% diện tích tự nhiên). Trên các loại đất này có thể sử dụng xây dựng cơ bản và các mục đích nông, lâm nghiệp.
Khoáng sản: có mỏ Imenít-Zircon ven biển Hàm Tiến - Mũi Né có trữ lượng 523,5 ngàn tấn. Mỏ đá Mico-granít ở Lầu Ông Hoàng với trữ lượng 200.000 tấn có thể sản xuất men sứ. Mỏ cát thủy tinh dọc theo các đồi cát ven biển Nam Phan Thiết có trữ lượng khoảng 18 triệu tấn. Tại vùng biển ngoài khơi thành phố Phan Thiết đã phát hiện ra mỏ dầu và đang được tiến hành khai thác thử nghiệm.

Công nghiệp

Khu công nghiệp phát triển nằm kề ngay trung tâm thành phố Phan Thiết, trên giao lộ Quốc lộ 1A (xuyên Việt) và Quốc lộ 28 (Phan Thiết - Lâm Đồng), cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Nha Trang 250 km, cách Vũng Tàu 150 km và Đà Lạt 165 km. Ngoài ra, trong nội thành còn có các cơ sở công nghiệp thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở thủ công mỹ nghệ.

Ngư nghiệp và nghề sản xuất nước mắm

Ngư nghiệp là ngành nghề lâu đời của người Phan Thiết. Cùng với La Gi và Phú Quý, Phan Thiết là ngư trường lớn của tỉnh Bình Thuận. Song song đó, Phan Thiết là nơi được thiên nhiên ưu đãi một khí hậu tự nhiên phù hợp với nghề sản xuất nước mắm. Biến thiên nhiệt độ giữa các tháng không lớn, ít mưa, nhiều nắng và gió là những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho quá trình cá chín trong muối. Nhờ đó, nước mắm Phan Thiết có hương vị đặc trưng mà nước mắm ở những nơi khác không thể có.

Đặc sản ẩm thực

  1. Nước khoáng Vĩnh Hảo
  2. Mực một nắng
  3. Bánh căn
  4. Nước mắm Phan Thiết
  5. Gỏi cá (cá suốt, cá mai, cá đục)
  6. Mỳ Quảng Phan Thiết
  7. Bánh rế
  8. Cốm hộc
  1. Bánh xèo Phan Thiết
  2. Trái thanh long
  3. Dông cát nướng sa tế
  4. Dừa "ba nhát"
  5. Bánh canh cá
  6. Cá bò hấp, nướng
  7. Cá mú um bún
  8. Lẩu cá

Lễ hội văn hóa

Đua thuyền mừng xuân

Cứ vào mùng 2 tết Nguyên Đán hằng năm, trên sông Cà Ty lại diễn ra lễ hội đua thuyền truyền thống mừng xuân. Những thuyền đua được trang trí bằng cờ, hoa và biểu ngữ rực rỡ sắc màu hòa lẫn trong tiếng trống, tiếng nhạc cùng tiếng reo hò cổ vũ của người dân và du khách tạo nên một không khí rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa truyền thống của địa phương. Đây là giải đua thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh của ngư dân vạn chài Phan Thiết. Giải truyền thống này có từ hàng trăm năm nay.[9]

Rước đèn trung thu

Di tích lịch sử

  • Tháp nước Phan Thiết
  • Mũi Né
  • Hòn Rơm
  • Bãi tắm Đồi Dương
  • Đồi Cát Mũi Né
  • Suối Tiên
  • Tháp Chăm Po Sah Inư
  • Trường Dục Thanh
  • Lầu Ông Hoàng
  • Vạn Thủy Tú
  • Chùa Liên Trì
  • Mộ Nguyễn Thông
  • Hải đăng Khe Gà
  • Chùa Ông (Quan Đế Miếu)
  • Đình Đức Thắng
  • Đình Đức Nghĩa
  • Chùa Bà Thiên Hậu
  • Chùa Phật Quang
  • Chùa núi Tà Cú
  • Bàu Trắng

Danh lam thắng cảnh - Du lịch

Đặc trưng

Phố Tây ở Phan Thiết

Con đường Nguyễn Đình Chiểu - khu Hàm Tiến tại Phan Thiết đang dần hình thành một mô hình "phố Tây". Con đường tuy nhỏ, nhưng bên phải là bờ biển trong vắt với hệ thống resort, nhà nghỉ, khách sạn cao cấp nằm san sát nhau; còn bên trái thì có khoảng vài chục cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng lưu niệm, internet, giặt ủi, cho thuê xe đạp đôi, xe máy để giải trí với những bảng hiệu được viết bằng hai ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Nga
Nhiều nhất ở con phố này là các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh, hải sản kiểu Việt Nam, Ý, Mỹ, các quán bar thiết kế phong cách châu Âu và do chính người nước ngoài phục vụ.
Tuy không sầm uất bằng các khu phố Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh hay Nha Trang, nhưng hầu hết du khách nước ngoài đều thích thú với không khí ở đây. Những resort hiện đại ở Mũi Né, không gian yên tĩnh, cung cấp đầy đủ các trò chơi, giải trí cho du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài như xuồng cao su, ván lướt sóng, phao bơi với đội ngũ cứu hộ chuyên nghiệp.

Xích lô du lịch

Khi đến muốn thong thả dạo chơi và tham quan vòng quanh thành phố, du khách có thể thuê xe xích lô.

Tour liên quan:


THAM GIA TRANH TOP BÌNH LUẬN NGAY!

Một số lưu ý khi bình luận

Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước.

Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời.